Fotoget blogspot homepage

Bài 4: Lý thuyết sóng Elliott

Các bài học (technical enalysis) phân tích kỹ thuật cổ phiếu:
Bài 3: Lý thuyết Dow là gì?
Bài 5: Đồ thị nến (candlesticks chart) là gì?

Dựa trên nền tảng lý thuyết Dow học ở bài trước, lý thuyết sóng Elliott sẽ triển khai đào sâu hơn vào phân tích kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo nền tảng của lý thuyết cơ sở Dow.

Lý thuyết sóng Elliott, tác giả R.N. Elliott khảng định rằng hiệu ứng đám đông luôn hành xử theo một xu hướng lên xuống khá rõ rệt. Dựa vào sự lên xuống và sự bầy đàn này, Elliott đã phát triển và đúc kết ra một trật tự lên xuống của giá cả theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc này dựa trên các sóng lên xuống của giá cả theo một thứ tự có thể dự đoán được. Chúng ta gọi đó là các sóng Elliott. Nếu các bạn đã đi sâu vào phân tích kỹ thuật và tin tưởng vào phương pháp phân tích này thì hãy nghiên cứu kỹ lý thuyết sóng Elliott. Fotoget.blogspot.com sẽ cùng bạn đào sâu nghiên cứu một lý thuyết cực kỳ hấp dẫn mà nếu bất kỳ một nhà phân tích kỹ thuật nào không biết đến nó thì chỉ có thể là một nhà đầu tư bình thường, không đủ để gọi là nhà phân tích kỹ thuật, bởi vì lý thuyết Dow cùng với lý thuyết sóng Elliot là những gì nền tảng và cơ bản nhất của trường phái phân tích kỹ thuật.

Chúng ta quay lại lý thuyết Dow ở link sau để tìm hiểu lại
http://fotoget.blogspot.com/2014/04/ly-thuyet-dow-la-gi.html
Nếu chưa tìm hiểu lý thuyết Dow mà đi sâu vào lý thuyết sóng Elliott thì bạn giống như là học lớp 2 mà chưa học lớp 1 vậy. Mọi thứ sẽ rất mơ hồ và ngờ vực. Lý thuyết Dow chỉ ra xu hướng chính, trong xu hướng chính lại chia ra các xu hướng thứ cấp. Lý thuyết Dow cũng chỉ ra những điều chỉnh của xu hướng thứ cấp trong xu hướng chính. Lý thuyết sóng Elliott sẽ gọi tên cụ thể các xu hướng thứ cấp và các xu hướng nhỏ hơn của các xu hướng thứ cấp để làm mọi vấn đề trở nên rõ ràng hơn. Lý thuyết sóng Elliott cơ bản đưa ra 5 sóng cho xu hướng lớn và 3 sóng cho xu hướng điều chỉnh. Vậy chúng ta tạm hiểu 5-3 là cặp số cơ bản của lý thuyết sóng Elliott. Fotoget.blogspot.com sẽ cùng bạn chỉ ra cụ thể hơn về cặp số 5-3 này.

Chúng ta vừa đề cặp đến cặp số 5-3 của Elliott: 5 sóng chính và 3 sóng điều chỉnh.

Giờ chúng ta phân tích rõ hơn về 5 sóng chính. Chúng ta sẽ gọi tên các sóng chính là: 1,2,3,4 và 5.
Chúng ta gọi tên 3 sóng điều chỉnh là a,b, và c.


Vậy cơ bản chúng ta sẽ có đồ thị sóng Elliott cơ bản nhất dựa theo lý thuyết Dow như sau:

Theo lý thuyết Dow, ta có sóng tăng chính và sóng giảm chính. Sóng tăng chính chúng ta chia làm 5 sóng 1,2,3,4 và 5. Còn sóng giảm chính ta chia làm 3 sóng A, B và C.
Theo lý thuyết Dow, chúng ta gọi các sóng 1,2,3,4,5,A,B và C là các sóng thứ cấp. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể gọi 1,2,3,4,5,A,B và C trên hình vẽ là các sóng dài hạn. Trong các sóng dài hạn này thì có sóng 2, sóng 4 và sóng B là các sóng điều chỉnh vì các sóng này đi ngược hướng với xu hướng chính.

1 sóng dài hạn lại chia ra thành 5 hoặc 3 sóng trung hạn và 1 sóng trung hạn lại chia ra thành 5 hoặc 3 sóng ngắn hạn. Để biết chia ra thành 5 sóng nhỏ hơn hay chia thành 3 sóng nhỏ hơn chúng ta lại xem xét sóng bị chia có phải là sóng điều chỉnh trong xu hướng lớn hơn không. Nếu là sóng điều chỉnh thì chia làm 3 sóng A, B, C. Nếu không phải là sóng điều chỉnh thì chia làm 5 sóng 1,2,3,4,5. Như vậy các sóng dài hạn 1,3,5,A,C được chia làm 5 sóng; các sóng dài hạn điều chỉnh 2,4,B được chia làm 3 sóng a,b,c. Và chúng ta có các sóng trung hạn như hình vẽ bên dưới. Đếm các sóng trung hạn chúng ta có như sau:
12345abc12345abc12345, 12345abc12345.


Trên đồ thị chúng ta cũng chia ra các sóng ngắn hạn dựa vào các sóng trung hạn và dài hạn. Khi đó sóng trung hạn là sóng bị chia và sóng dài hạn được xem là xu hướng chính. Nếu sóng trung hạn nào ngược hướng với sóng dài hạn thì được xem là sóng trung hạn điều chỉnh và chỉ chia ra làm 3 sóng ngắn hạn. Còn các sóng trung hạn cùng hướng với sóng dài hạn thì được chia ra làm 5 sóng ngắn hạn. Nhìn hình trên chúng ta có cách chia sóng ngắn hạn.

Và cứ thế chúng ta có thể chia các sóng ngắn hạn thành 5 hoặc 3 sóng nhỏ hơn nữa nếu muốn. Đó là lý thuyết nền tảng nhất của lý thuyết sóng Elliott. Chúng ta có thể áp dụng lý thuyết này vào phân tích thị trường chứng khoán.

Các nguyên tắc chia sóng mà chúng ta cần phải nhớ như sau:
1. Đáy sóng 2 không được hồi về bằng hoặc hơn đợt tăng của sóng 1.
2. Trong 3 sóng 1,3 và 5 thì sóng 3 không được là sóng ngắn nhất.
3. Sóng 1 và sóng 4 không được có vùng giá chung.
4. Điểm cuối sóng 3 phải đi xa hơn điểm cuối sóng 1 và điểm cuối sóng 5 phải đi xa hơn điểm cuối sóng 3.
5. Nếu sóng 3 là sóng dài nhất thì sóng 1 và sóng 5 sẽ tương đương hoặc bằng nhau
6. Nếu sóng 2 tăng/giảm nhẹ hoặc sideway thì sóng 4 tăng/giảm mạnh. Nếu sóng 2 tăng/giảm mạnh thì sóng 4 tăng/giảm nhẹ hoặc sideway.

Đọc thêm về cách phân sóng Elliott dựa vào fibonacci và đường MA