Fotoget blogspot homepage

Phân sóng Elliott dựa vào MA và Fibonacci

Các bài học TA online

Để đọc được bài viết này đầu tiên bạn phải đọc bài viết lý thuyết sóng Elliott để biết về các con sóng trong một xu hướng. Bài viết này thiên về ứng dụng lý thuyết để chia sóng, đếm sóng trên thực tế.

1. Để phân chia sóng đầu tiên ta cũng đi từ tổng quát đến chi tiết. Tức là chúng ta sẽ phân tích sóng Elliott ở các đồ thị của các thị trường lớn trên thế giới như Dow Jones, S&P500, Nasdaq, Shanghai, Nikkei v.v..., các đồ thị này phải lần lượt xác nhận lẫn nhau theo lý thuyết Dow. Về xu hướng ngắn hạn và trung hạn, các đồ thị có thể lệch pha nhau về thời gian và một vài con sóng, nhưng về dài hạn các đồ thị phải đi giống như nhau ở các bước sóng. Ví dụ các đồ thị đó sẽ cùng nhau ở sóng 3 dài hạn, hoặc cùng nhau ở sóng 4 dài hạn hoặc cùng nhau ở sóng 5 dài hạn. Sóng trung hạn và ngắn hạn có thể sớm muộn khác nhau và lệch pha nhau nhưng sóng dài hạn cần phải xác nhận lẫn nhau.


Ví dụ: đồ thị Dow Jones cho thấy đã bước qua sóng 2, nhưng các đồ thị khác chưa cho thấy bước qua sóng 2, vậy có thể có 2 khả năng sau:
1. Đồ thị Dow Jones chưa thật sự bước qua sóng 2, chỉ do giảm quá đà nên chúng ta có cảm giác đã gãy sóng 1. Đồ thị Dow Jones sẽ sớm tăng trở lại trở về sóng 1 như các đồ thị khác.
2. Đồ thị Dow Jones đã dò dẫm bước qua sóng 2 để dẫn đường, nếu các đồ thị khác cũng đồng loạt bước qua sóng 2 thì đồ thị Dow Jones sẽ lập tức khẳng định rõ đã bước qua sóng 2 bằng cách giảm thêm. Trong trường hợp các đồ thị khác ương bướng không chịu vào sóng 2 thì đồ thị Dow Jones sẽ sớm tăng lại và xem như sóng 2 chưa bắt đầu để đồng điệu với các đồ thị khác như ở khả năng 1 đã đưa ra.

Đếm sóng cụ thể như thế nào thì chúng tôi sẽ đề cập với bạn sau. Nhưng cụ thể là chúng ta đi tổng quát như thế để nắm được tình hình thị trường tài chính thế giới đang như thế nào.

Có thể chúng ta đếm thêm sóng của thị trường vàng và thị trường bạc. Thị trường vàng và bạc sẽ ngược xu hướng chính với Dow Jones, S&P500, Nasdaq, Shanghai, Nikkei... Nếu vàng bạc xu hướng chính là tăng thì các anh chàng Dow Jones, S&P500, Nasdaq,... xu hướng chính là giảm và ngược lại.

Sau khi phân tích sóng đến đây các bạn đã nắm được phần nào tình hình thế giới đang thế nào. Hãy nhớ là VNindex bị ảnh hưởng bởi các chỉ số trung bình Dow Jones, S&P500, Nasdaq, Shanghai và Nikkei... chứ không có sự ngược lại vì VNindex là thị trường nhỏ. Các thị trường lớn ảnh hưởng đến thị trường nhỏ.

Sau đó chúng ta đi đến đếm sóng VNindex và HNXindex. Thông thường VNindex và HNXindex sẽ đồng điệu ở xu hướng dài hạn với các thị trường lớn. Sau khi biết được sóng VNindex chúng ta có thể tự tin phân tích tiếp sóng trung hạn và ngắn hạn của VNindex và HNXindex. Rồi từ đó mới đi đếm sóng cụ thể của các cổ phiếu mà chúng ta mua.

Dĩ nhiên sau khi đếm sóng chúng ta biết chúng ta đang ở sóng nào, nếu ở sóng tăng trung hạn và dài hạn thì đầu tư trung hạn và dài hạn, nếu ở sóng giảm thì tốt nhất nên giữ tiền và thoát khỏi thị trường cổ phiếu.

2. Dùng Fibonacci đếm sóng thế nào? Ở đây chúng ta dùng Fibonacci Retracement để đo lường các sóng điều chỉnh Như bài học trước về lý thuyết sóng Elliott chúng ta đã đề cập sóng 2, 4 và sóng b là sóng điều chỉnh của sóng xu hướng. Và sóng điều chỉnh này không được điều chỉnh quá nông thấp hơn 23.6% so với sóng trước, và cũng không được sâu hơn 61.8% so với sóng trước. Ví dụ sóng 1 tăng 100 điểm thì sóng 2 không được giảm ít hơn 23.6 điểm và không nhiều hơn 61.8 điểm. Nếu giảm ít hơn 23.6 điểm xem như chưa bước vào sóng 2 vẫn còn ở sóng 1. Nếu giảm nhiều hơn 61.8% xem như giảm quá đà, xem như thị trường sideway tức đi ngang thị trường con heo và không có sóng. Khi ấy ta sẽ đếm sóng 1 lại kể từ sau khi kết thúc quá trình thị trường sideway.

Xem ví dụ đếm sóng sai bên dưới.

Đếm sóng như 2 cách trên hình là sai, vì sóng 2 giảm quá nhiều giảm hơn 61.8% của sóng 1.
Để hiểu rõ hơn phần này mời tham khảo bài viết thực hành đếm sóng cổ phiếu REE

3. Dùng MA hay còn gọi là SMA như thế nào? Chúng ta dùng MA200 để chia sóng dài hạn, MA50 chia sóng trung hạn và dùng MA14 để chia sóng ngắn hạn.
Ví dụ: VNindex cắt lên trên MA200 ta có sóng 1 dài hạn, cắt xuống MA200 ta có sóng 2 dài hạn, cắt lên MA200 ta có sóng 3 dài hạn, cắt xuống MA200 ta có sóng 4 dài hạn, cắt lên MA200 ta có sóng 5 dài hạn.
Tương tự cứ cắt lên MA50 ta có 1 sóng trung hạn, cắt xuống MA50 ta lại có thêm một sóng trung hạn.
Cắt lên MA14 ta có 1 sóng ngắn hạn, cắt xuống MA14 ta có 1 sóng ngắn hạn.

Các bạn đã điểm qua xong lý thuyết giờ chúng ta vào phân tích sóng trên thật tế nhé. Giờ bạn xem cách chia sóng Dow Jones dài hạn như hình bên dưới đây. Đường MA200 có màu đỏ như trên hình. Cắt lên MA200 ta có sóng 1 và cắt xuống MA200 ta có sóng 2, cắt lên MA200 ta có sóng 3, cắt xuống MA200 ta có sóng 4, và cắt lên MA200 ta có sóng 5 như hình bên dưới.

Nhìn lên hình cách chia sóng như vầy là quá hợp lí với lý thuyết sóng Elliot vì thỏa 6 nguyên tắc:
1. Đáy sóng 2 không được bằng hoặc sâu hơn hơn nơi bắt đầu sóng 1.
2. Trong 3 sóng 1,3 và 5 thì sóng 3 không được là sóng ngắn nhất (sóng 1 ngắn nhất nên hợp lí)
3. Sóng 1 và sóng 4 không được có vùng giá chung.
4. Điểm cuối sóng 3 phải đi xa hơn điểm cuối sóng 1 và điểm cuối sóng 5 phải đi xa hơn điểm cuối sóng 3.
5. Nếu sóng 3 là sóng dài nhất thì sóng 1 và sóng 5 sẽ tương đương hoặc bằng nhau (ở đây sóng 5 dài nhất nên xem như cũng thỏa mãn)
6. Nếu sóng 2 tăng/giảm nhẹ hoặc sideway thì sóng 4 tăng/giảm mạnh. Nếu sóng 2 tăng/giảm mạnh thì sóng 4 tăng/giảm nhẹ hoặc sideway.

Tuy nhiên thấy có vẻ hợp lý nhưng chia sóng theo hình bên trên như thế sẽ bị sai vì không đồng điệu với Nasdaq và S&P500, xem hình bên dưới để biết vì sao không đồng điệu. Hãy nhìn vào cách chia sóng màu đỏ ở Dow Jones, Dow Jones cắt xuống sóng 2 màu đỏ nhưng Nasdaq và S&P500 quyết không cắt xuống nên thành ra Dow Jones có vẻ như bước qua sóng 2 nhưng thực tế không bước qua sóng 2, nên hình trên chia sóng đã bị sai.

Vậy đếm sóng theo đường màu tím, sóng 1 và sóng 2 như thế có được không? Nhìn thì có vẻ đúng vì cả 3 Dow Jones, Nasdaq và S&P500 lúc này đồng điệu, cùng cắt lên MA200 sóng 1, cùng cắt xuống MA200 cho sóng 2 như 3 đường màu tím.
Tuy nhiên chia sóng như thế vẫn bị sai, vì không đồng điệu với HanShengindex và Nikkei. Lúc này Nikkei và Hangshengindex lại không khớp. Nên nhìn chung phải chia sóng theo đường màu xanh dương để tất cả các chỉ số trung bình các thị trường trên thế giới xác nhận lẫn nhau.
Do đó phải phân tích cả 5 chỉ số theo hình màu xanh dương mới đúng với lý thuyết Dow.

Vậy phân tích đến đây chúng ta đã có tầm nhìn chung về thị trường toàn cầu là tất cả các thị trường tài chính gần như đang ở sóng 3 dài hạn. Và VNindex cũng sẽ như thế. Từ đó chúng ta có hướng đầu tư cho phù hợp.

Đọc thêm bài viết: Thực hành đếm sóng cổ phiếu REE