Bài 8: Chỉ số RSI là gì?
Bài 10: Đường SMA là gì?
Đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu về đường MACD xem đường MACD là gì, công cụ MACD ra sao. Công cụ MACD ( Moving Average Convergence-Divergence) là một công cụ phân tích kỹ thuật đơn giản và phổ biến đáng tin cậy. Đường MACD có giá trị lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0 và không có giới hạn trên hay giới hạn dưới nào cho chỉ số này cả. Nên khác với chỉ số RSI, MACD không phát tín hiệu quá mua và quá bán.
Cách tính MACD:
MACD = EMA(12)-EMA(26)
EMA là đường trung bình. EMA viết tắt của Exponential Moving Average. EMA(12) là đường trung bình 12 ngày. EMA(26) là đường trung bình 26 ngày. Tính theo giá đóng cửa của mỗi ngày.
Khi phân tích chỉ số MACD ta nhìn vào đồ thị MACD. Trên đồ thị MACD có 2 đường: đường thứ nhất là đường MACD, đường thứ hai là đường EMA(9) ( đường trung bình 9 ngày) hay còn gọi là đường signal. Đường thứ 2 là đường trung bình EMA 9 ngày của đường MACD. Ở đây fotoget.blogspot.com không ví dụ cụ thể cách tính toán vì đa số các đồ thị đều hỗ trợ công cụ MACD, các đồ thị sẽ giúp chúng ta tính toán và vẽ ra đồ thị MACD cho chúng ta nhìn và phân tích. Khi đường MACD nằm trên đường signal thì thị trường đang xu hướng tăng, khi MACD nằm dưới đường signal thì đang xu hướng giảm.
Theo đồ thị MACD là đường màu xanh, đường signal là đường màu tím.
Thông thường khi cài đặt MACD mặc định sẽ cài theo 3 thông số 12, 26 và 9. Đó là tính MACD dựa theo 12 ngày, 26 ngày và 9 ngày. Đây là đường MACD thông dụng. Chúng ta có thể cài đặt để có đường MACD như ý muốn riêng của mình nhưng theo fotoget.blogspot.com bạn nên cài đặt theo mặc định 12, 26 và 9, vì đây là thông số được nhiều người ưa chuộng nhất khi dùng MACD.
Tín hiệu cắt đường SIGNAL
Khi đường MACD cắt xuống đường SIGNAL sẽ báo tín hiệu đảo chiều. MACD cắt SIGNAL từ trên xuống báo tín hiệu đảo chiều từ tăng thành giảm. MACD cắt SIGNAL từ dưới lên báo tín hiệu đảo chiều từ giảm thành tăng. Lúc này ta nói chỉ báo MACD báo hiệu đảo chiều.
(Nhấp vào hình để xem kích thước lớn hơn)
Mời các bạn tham khảo thực tế bài phân tích kỹ thuật dùng MACD phân tích VNindexTín hiệu cắt đường trung tính
Đường trung tính là đường ngang có giá trị MACD=0. Nếu đường MACD cắt lên đường này, báo hiệu xu hướng là xu hướng tăng. Nếu MACD cắt xuống đường này báo hiệu xu hướng là xu hướng giảm. Thông thường tín hiệu đường cắt đường trung tính có phần báo hiệu xu hướng chậm hơn tín hiệu cắt đường SIGNAL bên trên. Cắt đường trung tính, MACD có ý nghĩa cho biết xu hướng giá chứng khoán.
(hình ảnh chưa bổ sung)
Tín hiệu phân kỳ
Khi có tín hiệu phân kỳ giữa các đường nối đỉnh và đường nối đáy thì báo hiệu xu hướng đã yếu và có nguy cơ đảo chiều. Khi đó chúng ta cần thận trọng và theo dõi thêm các chỉ số khác.
Đôi khi xu hướng tăng mạnh quá nên tín hiệu phân kỳ đã phát nhưng giá vẫn tiếp tục tăng tạo đỉnh mới cao hơn. Để biết được khi nào có tín hiệu phân kỳ sẽ đổi chiều từ tăng thành giảm, khi nào tín hiệu phân kỳ không đổi chiều mà giá vẫn tăng cao hơn so với đỉnh trước, chúng ta cần xem xét thêm các tín hiệu khác xem xu hướng tăng có quá mạnh hay đã yếu rồi.
(Nhấp vào hình để xem rõ hơn)
Tóm lại, đường MACD cùng với đường RSI là 2 công cụ hỗ ích hỗ tương lẫn nhau để biết xu hướng cũng như dự đoán được sự đổi chiều của xu hướng. Công cụ MACD đơn giản dễ sử dụng nên được nhiều người tin cậy và càng làm cho công cụ này trở nên chính xác hơn nhiều công cụ khác.
Các bài đọc thêm trong phân tích kỹ thuật chứng khoán:
1. Phương pháp phân tích kỹ thuật Fibonacci Retracement
2. Cách sử dụng Fibonacci Expansion trong phân tích giá cổ phiếu
3. Nguyên lý sóng Elliott và cách đếm sóng Elliott trong phân tích chứng khoán
4. Các mô hình nến đảo chiều báo hiệu xu hướng tăng
5. Các mô hình nến đảo chiều báo hiệu xu hướng giảm