Fotoget blogspot homepage

Bài 10: Đường SMA là gì?

Các bài học (technical enalysis) phân tích kỹ thuật cổ phiếu:
Bài 9: Công cụ MACD
Bài 11: Dãi Bollinger Bands là gì?

Đường SMA (còn gọi là đường MA) là một đường trung bình, là một công cụ trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Đường SMA rất phổ biến và được nhiều người tin dùng nên độ tin cậy rất cao. Đây là một công cụ mà bất cứ nhà phân tích kỹ thuật nào cũng không nên bỏ qua.

Các đường SMA phổ biến:
Chúng ta thường dùng các đường SMA sau đây: SMA(10), SMA(14), SMA(20), SMA(50), SMA(100) và SMA(200). SMA(10) có nghĩa là đường trung bình của 10 ngày tính theo giá đóng cửa của 10 ngày trước đó. SMA(14) là của 14 ngày, SMA(20) là của 20 ngày, SMA(50) là của 50 ngày, SMA(100) là của 100 ngày, SMA(200) là của 200 ngày.

Không có sự phân biệt đường nào trong các đường trên được ưa chuộng hơn đường nào. Ưa chuộng hay không là tùy người sử dụng quen dùng. SMA(10), SMA(14) và SMA(20) dùng cho ngắn hạn. SMA(50) đùng cho trung hạn. SMA(100) và SMA(200) dùng cho dài hạn.

Cách tính đường SMA.
SMA(10) = Tổng 10 ngày giao dịch gần nhất /10
SMA(14) = Tổng 14 ngày giao dịch gần nhất /14
SMA(20) = Tổng 20 ngày giao dịch gần nhất /20
SMA(50) = Tổng 50 ngày giao dịch gần nhất /50
SMA(100) = Tổng 100 ngày giao dịch gần nhất /100
SMA(200) = Tổng 200 ngày giao dịch gần nhất /200
SMA là đường được vẽ trên đồ thị, chúng ta không cần phải tính vì đa phần các đồ thị hỗ trợ vẽ thêm đường SMA vào. Chúng ta có thể chọn loại đường SMA ngắn, trung hay dài hạn để vẽ trên đồ thị.


Trên hình là 2 đường SMA(14) và SMA(50) đã được vẽ. Đường càng ngắn ngày hơn thì sẽ càng đi theo chiều đường giá nhiều hơn.

Tín hiệu trễ:

Trên hình là đường SMA(10) màu nâu và SMA(20) màu tím. Đường SMA có tính chất là tín hiệu trễ. Tức là đường giá tạo đỉnh rồi, đường SMA(10) sau đó mới tạo đỉnh. Đường SMA(50) tạo đỉnh trễ hơn nữa. Tương tự đường giá bật lên rồi, đường SMA(10) bật lên sau, và đường SMA(50) bật lên muộn hơn nữa. Đường SMA càng dài hạn hơn thì tín hiệu càng trễ hơn và càng ít bám đường giá hơn.

Hình vẽ trên cho thấy rõ đường giá tạo đỉnh ở vòng elip màu đỏ trước, đường SMA(10) tạo đỉnh màu nâu sau, và đường SMA(50) tạo đỉnh màu tím cuối cùng. Đồ thị cho thấy rõ tín hiệu trễ của đường SMA.


Chỉ báo xu hướng:
Đường SMA có thể chỉ xu hướng rất tốt. Khi đường giá cắt xuống đường SMA thì báo xu hướng giảm, khi đường giá cắt lên báo hiệu xu hướng tăng.

Nếu đường giá cắt lên đường SMA(14) báo hiệu xu hướng tăng ngắn hạn, cắt xuống đường SMA(14) báo hiệu xu hướng giảm ngắn hạn.
Nếu đường giá cắt lên đường SMA(50) báo hiệu xu hướng tăng trung hạn, cắt xuống đường SMA(50) báo hiệu xu hướng giảm trung hạn.
Nếu đường giá cắt lên đường SMA(200) báo hiệu xu hướng tăng dài hạn, cắt xuống đường SMA(200) báo hiệu xu hướng giảm dài hạn.
Để biết rõ các xu hướng bạn cần tham khảo thêm bài lý thuyết Dow và bài lý thuyết sóng Elliot.

Giúp đếm sóng Elliot:
Đường SMA(14) giúp đếm sóng ngắn hạn. Đường SMA(50) giúp đếm sóng trung hạn. Đường SMA(200) giúp đếm sóng dài hạn. Phần này là phần nâng cao. Fotoget.blogspot.com không hướng dẫn đếm sóng trong bài SMA. Vì bài này chỉ nhầm giới thiệu cơ bản về đường SMA. Ở những bài sau, bạn sẽ được học cách đếm sóng theo Elliot dùng công cụ hỗ trợ SMA và Fibonacci.


Đường SMA dùng làm đường hỗ trợ và đường kháng cự.
Trong một xu hướng tăng dài hạn khi giảm về đụng đường SMA(200), đường giá sẽ bật lên để không bị gãy trend tăng dài hạn. Khi đó SMA(200) trở thành hỗ trợ dài hạn cho đường giá. Trong xu hướng giảm dài hạn, đường giá bật lên chạm đường SMA(200) sẽ giảm lại, khi đó ta gọi SMA(200) là đường kháng cự.
Tương tự ở xu hướng trung hạn ta dùng SMA(50) làm hỗ trợ và kháng cự.
Ở xu hướng ngắn hạn ta dùng SMA(14) hoặc SMA(20) làm hỗ trợ và kháng cự.